Có vô số định nghĩa về thiết kế (còn gọi là design) mà bạn có thể mong đợi từ một nỗ lực sáng tạo nào đó trong ngôn từ. Một vài người tìm cách phân loại chủ đề thiết kế để diễn giải sự khác biệt hay liên quan của nó với các hoạt động khác, trong khi số khác lại tìm cách truyền cảm hứng đó vào thiết kế. Chúng ta sẽ tìm hiểu một vài điều về lĩnh vực thiết kế thông qua bài I của loạt bài chuyên đề đặc biệt này của CGEZINE.
Sau đây là phần I trong loạt bài chuyên đề đặc biệt của CGEZINE về lĩnh vực thiết kế đồ họa, các bài viết trong loạt bài này được Lê Thùy Linh (CGEZINE) biên dịch từ cuốn "The brief of Design" của Matt Hunter - cuốn này nằm trong bộ giáo trình năm nhất của khoa Đồ họa truyền thông, đại học University of the Arts London - nơi Linh đang theo học.
THIẾT KẾ LÀ GÌ?
“Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” - Theo George Cox, trưởng khoa Đồ họa, Trường đại học Luân Đôn.
Hầu hết các kết quả của design đều trực quan (có thể nhìn thấy), và nó xuất phát từ một định nghĩa đơn giản khác: ‘Thiết kế là tất cả những gì xung quanh bạn, mọi thứ do con người làm ra đều đã được thiết kế, dù có ý thức hay vô thức’. Câu hỏi đặt ra ở đây không chỉ là 'Thiết kế là gì và nó ảnh hưởng gì đến bạn?' mà còn là 'Làm thế nào để tôi có thể sử dụng thiết kế để làm thế giới xung quanh tôi tốt hơn?'
THIẾT KẾ KHÁC VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC NHƯ THẾ NÀO?
Có lẽ thuộc tính rõ ràng nhất của thiết kế là nó làm cho các ý tưởng hữu hình, nó tạo ra từ những tư duy trừu tượng và các nguồn cảm hứng khác nhau, và biến một điều gì đó trở nên hiện thực hơn. Trong thực tế, mọi người thường nói rằng các nhà thiết kế (designer) không chỉ nghĩ và ‘biên dịch’ các ý nghĩ đó thành dạng hữu hình, mà họ thực sự phải tư duy nó thông qua những việc làm cụ thể. Điều này cho phép biến những ý tưởng mới trở thành hiện thực ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển sản phẩm hay dịch vụ, nhằm giúp chúng có có hội thành công lớn hơn.
Mặt khác, đôi lúc mơ hồ hơn, thuộc tính của thiết kế chính là đặt con người làm trọng tâm - hay có thể gọi là các vấn đề liên quan đến thiết kế luôn xoay quanh con người. Các nhà thiết kế thỉnh thoảng cũng tự biếm họa rằng nó như là một sự ám ảnh bản thân, nhưng có một thực tế là những nhà thiết kế giỏi thường dành phần lớn sự quan tâm của mình về con người thực - những người sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, công trình hay trải nghiệm mà họ phát triển và thiết kế. Điều này tập trung vào những nguwoif dùng truyền các cảm hứng tuyệt vời và đảm bảo đáp ứng các giải pháp thiết kế phù hợp với những nhu cầu thực tế, dù người dùng có nhận thức được đầy đủ điều đó hay không đi nữa.
Quy trình thực dụng này định hình các ý tưởng và sau đó cố gắng gắn kết chúng với người dùng sao cho họ cảm thấy thiết kế có một khả năng đặc biệt để tạo ra những điều đơn giản. Bất cứ điều gì quá phức tạp để lĩnh hội, truyền thông hay thực thi đều được mổ xẻ sớm. Coe lẽ đây là lý do tại sao mà các thiết kế thực sự thành công hiển nhiên đều có chung một cảm xúc đối với người xem.
Cuối cùng, thiết kế còn có nghĩa là sự cộng tác. Phẩm chất kép của sự hữu hình và trọng tâm là con người có nghĩa là quy trình thiết kế là một môi trường cộng tác tuyệt vời. Các quá trình thiết kế đang ngày càng được sử dụng như là một phương thức để cho phép các nhóm các designer và những người không phải là designer cùng làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề lớn trong thiết kế.
Cuối cùng, thiết kế còn có nghĩa là sự cộng tác. Phẩm chất kép của sự hữu hình và trọng tâm là con người có nghĩa là quy trình thiết kế là một môi trường cộng tác tuyệt vời. Các quá trình thiết kế đang ngày càng được sử dụng như là một phương thức để cho phép các nhóm các designer và những người không phải là designer cùng làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề lớn trong thiết kế.
CÁC DESIGNER THIẾT KẾ NHƯ THẾ NÀO?
Mọi nhà thiết kế đều có một chút khác biệt trong cách tiếp cận và chuyên môn thiết kế, cũng chính vì thế mà họ thường có cách làm việc khác nhau. Nhưng có một vài hoạt động chung đối với tất cả các nhà thiết kế, điều mà chúng ta có thể minh họa và gọi đó là một mô hình ‘Kim cương’ trong lĩnh vực thiết kế.
Mô hình này phân chi quy trình thiết kế thành 4 giai đoạn riêng, đó là: Khám phá, Định hình, Phát triển và Phân phối, nó phản ánh các giai đoạn trong quy trình thiết kế từ các xuất phát điểm của các tư duy và khả năng rộng lớn tới các tình huống mà họ đang cố thu hẹp và tập trung chính xác vào các đối tượng, mục tiêu cụ thể. 4 giai đoạn của quy trình này bao gồm:
Giai đoạn khám phá | Discover
Mảnh ghép đầu tiên của mô hình kim cương phủ lên toàn bộ giai đoạn xuất phát của quy trình thiết kế. Các nhà thiết kế nỗ lực quan sát thế giới theo một cách mới mẻ, đặt sự chú ý của họ vào những điều mới mẻ và tìm kiếm các cảm hứng mới. Họ thu thập những hiểu biết, phát triển một tùy chọn về những gì họ thấy, quyết định những điều gì là mới mẻ và thú vị, và những gì sẽ là cảm hứng của các ý tưởng mới. Các phương pháp cụ thể trong giai đoạn này bao gồm: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người dùng, quản lý và lập kế hoạch và thiết kế các nhóm nghiên cứu.
Mảnh ghép đầu tiên của mô hình kim cương phủ lên toàn bộ giai đoạn xuất phát của quy trình thiết kế. Các nhà thiết kế nỗ lực quan sát thế giới theo một cách mới mẻ, đặt sự chú ý của họ vào những điều mới mẻ và tìm kiếm các cảm hứng mới. Họ thu thập những hiểu biết, phát triển một tùy chọn về những gì họ thấy, quyết định những điều gì là mới mẻ và thú vị, và những gì sẽ là cảm hứng của các ý tưởng mới. Các phương pháp cụ thể trong giai đoạn này bao gồm: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người dùng, quản lý và lập kế hoạch và thiết kế các nhóm nghiên cứu.
Giai đoạn định hình | Define
Miếng ghép thứ hai này đại diện cho giai đoạn định nghĩa thiết kế, giai đoạn mà các nhà thiết kế cố gắng để định hình những gì họ đã thu được từ giai đoạn ‘Khám phá’ trên. Đâu là vấn đề lớn nhất? Điều gì chúng ta phải hành động trước? Mục đích ở đây là phát triển một bản hồ sơ sáng tạo, làm thành bộ khung cho thách thức thiết kế cơ bản cho tổ chức. Các phương pháp chủ yếu trong giai đoạn này được sử dụng là: Phát triển dự án, quản lý dự án, và ký kết dự án.
Miếng ghép thứ hai này đại diện cho giai đoạn định nghĩa thiết kế, giai đoạn mà các nhà thiết kế cố gắng để định hình những gì họ đã thu được từ giai đoạn ‘Khám phá’ trên. Đâu là vấn đề lớn nhất? Điều gì chúng ta phải hành động trước? Mục đích ở đây là phát triển một bản hồ sơ sáng tạo, làm thành bộ khung cho thách thức thiết kế cơ bản cho tổ chức. Các phương pháp chủ yếu trong giai đoạn này được sử dụng là: Phát triển dự án, quản lý dự án, và ký kết dự án.
Giai đoạn phát triển | Develop
Miếng ghép thứ 3 đánh giấu một giai đoạn phát triển - giai đoạn mà các giải pháp sẽ được xác lập, tạo nguyên mẫu, thử nghiệm và lặp đi lặp lại. Tiến trình của thử nghiệm và dò lỗi này giúp người thiết kế cải thiện và tối ưu các ý tưởng của họ. Những hoạt động và mục đích chính trong suốt quá trình phát triển này bao gồm: Brainstorming , tạo mẫu, làm việc đa nhiệm, quản lý hình ảnh, phát triển các phương pháp và thử nghiệm.
Miếng ghép thứ 3 đánh giấu một giai đoạn phát triển - giai đoạn mà các giải pháp sẽ được xác lập, tạo nguyên mẫu, thử nghiệm và lặp đi lặp lại. Tiến trình của thử nghiệm và dò lỗi này giúp người thiết kế cải thiện và tối ưu các ý tưởng của họ. Những hoạt động và mục đích chính trong suốt quá trình phát triển này bao gồm: Brainstorming , tạo mẫu, làm việc đa nhiệm, quản lý hình ảnh, phát triển các phương pháp và thử nghiệm.
Giai đoạn phân phối | Deliver
Miếng ghép cuối cùng của mô hình kim cương chính là giai đoạn phân phối, giai đoạn mà sản phẩm hoặc dịch vụ được hoàn thiện và ra mắt thị trường. Các hoạt động và mục tiêu chính của giai đoạn này là: Kiểm tra lần cuối, phê chuẩn, khởi động và ra mắt, các chu trình định giá và phản hồi sản phẩm.
Miếng ghép cuối cùng của mô hình kim cương chính là giai đoạn phân phối, giai đoạn mà sản phẩm hoặc dịch vụ được hoàn thiện và ra mắt thị trường. Các hoạt động và mục tiêu chính của giai đoạn này là: Kiểm tra lần cuối, phê chuẩn, khởi động và ra mắt, các chu trình định giá và phản hồi sản phẩm.
Quy trình sáng tạo vô cùng phức tạp, thật khó để nắm bắt và mô tả nó một cách đơn giản!
CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG CÁC NHÀ THIẾT KẾ NHƯ THẾ NÀO?
Trong hầu hết các doanh nghiệp hiện đại, thiết kế được sử dụng ở mọi cấp độ của kinh doanh, từ chiến lược cao cấp - giúp đỡ tìm ra các cơ hội mới để phát triển, đến các thực thi chi tiết - đảm bảo cho mọi trải nghiệm mà một khách hàng mong muốn và mức độ lôi cuốn mà nó có thể mang lại.
Điều cốt lõi trong việc sử dụng thiết kế một cách hiệu quả ở bất kỳ cấp độ nào chính là một bản chỉ dẫn sáng tạo. Bản trích lục này xác định thách thức, vấn đề cần giải quyết, cơ hội để hiện thực hóa. Viết một bản hồ sơ hiệu quả chính là một bài tập sáng tạo mà bạn cần phải vượt qua.
Bản chỉ dẫn này sau đó được giải quyết bởi một nhóm thiết kế được chọn lọc. Một vài doanh nghiệp chọn từ các nhóm thiết kế của công ty họ, trong khi một số khác sử dụng các nhóm thiết kế đến từ các công ty thiết kế bên ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng và kết hợp cả hai cách này. Điều này liên quan nhiều đến tư duy và quản lý thiết kế.
ĐIỀU NÀY ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI CÁC NHÀ THIẾT KẾ?
- Họ nghĩ về việc liệu tác phẩm của họ sẽ ảnh hưởng đến những người sẽ dùng nó như thế nào, ở góc độ cá nhân cũng như một phần của xã hội. Các nhà thiết kế thường liên kết một mảng người dùng rộng rãi trong các dự án thiết kế.
- Thông qua việc tìm hiểu và học hỏi về các nguồn nhân lực cần thiết để sản xuất một sản phẩm hay phân phối một dịch vụ, các nhà thiết kế có thể tạo ra một giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường xung quan của chúng ta.
- Các nhà thiết kế làm việc với các nhà sản xuất, các thương nhân và các cố vấn về sở hữu trí tuệ cũng như các nhà tư vấn doanh nghiệp để đảm bảo rằng các ý tưởng của họ có thể tạo ra lợi nhuận.
Một số thuật ngữ cần biết trong thiết kế:
- Workflow: Quy trình làm việc
- Senior Designer: Nhà thiết kế kỳ cựu
- Chief Design Officer: Trưởng phòng thiết kế
- Design Supervisor: Giám sát thiết kế
- Producer: Nhà sản xuất
- Visualization: Diễn họa
No comments:
Post a Comment