Trước khi học kiến trúc tôi chỉ được biết đến nước Nhật là một đất nước có khả năng sáng tạo và người Nhật Bản luôn cần cù trong công việc. Sự thất bại ở thế chiến thứ hai đã đưa họ đến một quyết định đúng đắn là dừng quân sự lại để tập trung phát triển kinh tế. Nhờ đó mà nền khoa học công nghệ phục vụ cho đời sống của họ rất nổi trội ở thế kỷ 20.
Những năm đầu học kiến trúc tôi thấy rằng, song song với sự phát triển kinh tế, các ngành văn hoá và nghệ thuật của nước Nhật cũng không ngừng phát triển, đặc biệt là ngành kiến trúc. Sự mở cửa của đất nước đã mang đến cho nước Nhật những trào lưu kiến trúc hiện đại song hành với các nước phát triển khác trên thế giới.
Nhưng sự đáng khâm phục của người Nhật Bản ở chỗ họ luôn khao khát tìm tòi sáng tạo để đổi mới nhưng tính dân tộc luôn đậm sâu trong trái tim và tâm trí họ. Điều đó được phản ánh trong những tác phẩm văn hóa ở mọi thời kỳ. Sự phát triển liên tục và đồng bộ đó người Trung Quốc chưa làm được. Cuộc cách mạng văn hóa đã làm cho Trung Quốc mất đi nhiều sự tinh tuý truyền thống và tạo nên một rào cản rất nhiều năm cho sự phát triển văn hóa. Hơn nữa, để lo ăn ở của hơn một tỉ dân cho nên người Trung Quốc không còn đủ thời gian để dành cho những sự tinh tế khác.
Một trong những kiến trúc sư thành công nhất, người đã tạo được cây cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, đó là Tadao Ando. Ông được đánh giá trong số những kiến trúc sư hàng đầu thế giới hiện nay. Hiếm những kiến trúc sư nào gặt hái được nhiều giải thưởng như ông, đặc biệt năm 1995 ông được trao giải thưởng cao quý nhất của ngành kiến trúc, giải Pritzker.
Kinh nghiệm cuộc sống là bài học quan trọng của kiến trúc
Điều đáng kinh ngạc là Tadao Ando không trải qua một trường lớp nào về kiến trúc, hơn nữa ông đã từng là võ sĩ đấm bốc chuyên nghiệp. Tadao Ando sinh năm 1941 tại tỉnh Osaka trong một gia đình nghèo. Ông có một người em trai sinh đôi mà thủa bé bố mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng đã gửi ông sống với bà, người bán hàng xén trong một khu vực bình dân tại tỉnh Osaka.
- Ảnh bên : Mặt tiền đóng chặt chỉ để một cửa ra vào, ngôi nhà hoàn toàn “hướng nội”. Đó cũng là một cách phản kháng chống lại sự ồn ào của một thành phố đang phát triển.
Năm 11 tuổi ông phải tới bệnh viện cho một cuộc giải phẫu, nằm ở bệnh viện một mình và cũng trở về nhà một mình, ông hiểu rằng cuộc sống đối với ông là phải tự lập. Ông trưởng thành trong sự cô đơn ở những khu phố ngoại ô và những xưởng thợ thủ công cạnh nhà. Luôn cầm đầu những lũ trẻ trong khu phố, năm 17 tuổi ông trở thành võ sĩ đấm bốc chuyên nghiệp. Sự sống nội tâm “hướng về bên trong” của một võ sĩ đã có ảnh hưởng rất lớn đến những tác phẩm của ông sau này.
Con đường đến với kiến trúc của Tadao Ando rất đặc biệt, vì tuổi thơ luôn gắn bó với những người thợ thủ công cạnh nhà nên ông đã có thói quen nhận thức được bản chất tự nhiên của các vật liệu. Đến năm 14 tuổi ông tự vẽ và cùng tham gia thi công với những người thợ mộc hàng xóm để nâng thêm một tầng cho ngôi nhà của bà mình. Đây là công trình đầu tiên thúc đẩy ông tới kiến trúc. Sau hơn một năm làm võ sĩ chuyên nghiệp ông thôi đấm bốc và quyết định học kiến trúc. Không đủ khả năng đi học như các bạn cùng trang lứa ông muợn sách vở tự học một mình.
Đặc biệt ông đã phát hiện ra một quyển sách kiến trúc trong một cửa hàng sách cũ mà hàng ngày ông thường đến để copy trộm các bản vẽ. Đó chính là quyển sách viết về các công trình của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Thuỵ Sĩ Le Corbusier, một trong những kiến trúc sư đi tiên phong trong phong trào kiến trúc hiện đại đầu thế kỷ 20. Kiến trúc của Le Corbusier đã ảnh hưởng rất lớn đến Tadao Ando, nhất là việc sử dụng vật liệu bêtông. Nhưng có lẽ điều mà Tadao Ando khâm phục nhất ở Le Corbusier là ngay chính bản thân Le Corbusier cũng không học qua một trường kiến trúc nào.
Con đường đến với kiến trúc của Tadao Ando rất đặc biệt, vì tuổi thơ luôn gắn bó với những người thợ thủ công cạnh nhà nên ông đã có thói quen nhận thức được bản chất tự nhiên của các vật liệu. Đến năm 14 tuổi ông tự vẽ và cùng tham gia thi công với những người thợ mộc hàng xóm để nâng thêm một tầng cho ngôi nhà của bà mình. Đây là công trình đầu tiên thúc đẩy ông tới kiến trúc. Sau hơn một năm làm võ sĩ chuyên nghiệp ông thôi đấm bốc và quyết định học kiến trúc. Không đủ khả năng đi học như các bạn cùng trang lứa ông muợn sách vở tự học một mình.
Đặc biệt ông đã phát hiện ra một quyển sách kiến trúc trong một cửa hàng sách cũ mà hàng ngày ông thường đến để copy trộm các bản vẽ. Đó chính là quyển sách viết về các công trình của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Thuỵ Sĩ Le Corbusier, một trong những kiến trúc sư đi tiên phong trong phong trào kiến trúc hiện đại đầu thế kỷ 20. Kiến trúc của Le Corbusier đã ảnh hưởng rất lớn đến Tadao Ando, nhất là việc sử dụng vật liệu bêtông. Nhưng có lẽ điều mà Tadao Ando khâm phục nhất ở Le Corbusier là ngay chính bản thân Le Corbusier cũng không học qua một trường kiến trúc nào.
“Tôi luôn tìm kiếm để đạt được một không gian mà ở đó gợi lên tinh thần của con người, nơi sẽ đánh thức sự nhạy cảm và có thể chạm tới chiều sâu của tâm hồn” - Tadao Ando |
Bài học thực sự về kiến trúc của Tadao Ando chính là những chuyến du lịch mà ông thực hiện trong đời. Ghi nhớ nhất là lần đầu tiên năm 1965, với số tiền dành dụm được khi là võ sĩ đấm bốc, ông quyết định tới nước Pháp để xem các công trình của Le Corbusier, sau đó ông tới Roma thủ đô nước Ý, thăm nước Hy Lạp, qua châu Phi và cuối cùng đến Ấn Độ. Du lịch một mình, ông đi bộ rất nhiều. Sự cô đơn làm cho con người phải suy nghĩ, đó là sự khởi đầu của sáng tạo. Đối với ông muốn “hiểu” kiến trúc phải đến tận công trình để cho thể xác cảm nhận được hết không gian, chính ở những nơi đó mới khơi dậy được hết các giác quan của con người.
Tính văn hoá truyền thống đậm sâu
Sự tìm tòi trong kiến trúc của Tadao Ando chính là âm hưởng của những không gian bên trong công trình, một âm hưởng mang nặng tính triết học truyền thống châu Á. Theo ông không gian kiến trúc được tạo nên không chỉ để chứa đựng những cái gì ở trong đó mà chính không gian phải biểu lộ điều gì.
Tính văn hoá truyền thống đậm sâu
Sự tìm tòi trong kiến trúc của Tadao Ando chính là âm hưởng của những không gian bên trong công trình, một âm hưởng mang nặng tính triết học truyền thống châu Á. Theo ông không gian kiến trúc được tạo nên không chỉ để chứa đựng những cái gì ở trong đó mà chính không gian phải biểu lộ điều gì.
- Ảnh bên : Khoảng sân rộng bằng một phần ba diện tích ngôi nhà mở thẳng lên trời.
Trong một cuộc phỏng vấn khi xây dựng bảo tàng nghệ thuật hiện đại Fort Worth tại Texas ở Mỹ, ông đã nói: “Tôi không muốn mọi người đến đây chỉ để giải trí, họ đến đây để tìm lại được chính mình, để nuôi dưỡng tinh thần và tâm hồn. Đó là không gian mà tôi muốn xây dựng lên. Một công trình kiến trúc lý tưởng phải vừa đời thường nhưng cũng phải thiêng liêng, nơi tạo cho mỗi cá thể được sống cùng hai khả năng đó. Nhưng theo cá nhân tôi, tôi thích ý tưởng được ở trong một không gian nơi mà cho phép quên đi phương diện đời thường của cuộc sống để có thể tập trung tư tưởng cho chính bản thân mình. Đó chính là sự thiêng liêng”.
Ứng dụng vật liệu hiện đại
Cuối thế kỷ 19 vật liệu bêtông được tìm ra đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử kiến trúc. Công trình đầu tiên là khu nhà tập thể nằm tại phố Flanklin ở Paris được thiết kế bởi Auguste Perret, người thầy quan trọng của Le Corbusier.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của bêtông và thép. Vật liệu bêtông đã đưa đến cho kiến trúc một cách thể hiện mới, sự biểu hiện tự do chưa từng có từ trước. Trước thế kỷ 20 các công trình thường được thiết kế bằng gạch hoặc đá, nên tường là phần tử chịu lực chính. Để thay đổi chỗ cho một cửa đi hay cửa sổ là rất khó. Các kiến trúc sư tập trung nhiều vào phần trang trí hơn là hình khối hay kết cấu của công trình.
Tadao Ando sử dụng bêtông bởi vì nó có thể tạo được dễ dàng các hình khối và không gian khác nhau cho công trình. Ông thích bêtông hơn các vật liệu công nghiệp khác vì nó được “nhào nặn” bằng tay trên công trường, kỷ niệm của những người thợ thủ công năm xưa. Điều mà ông muốn thể hiện ở bêtông là tạo ra các bề mặt có dáng vẻ cứng rắn, các góc cạnh sắc bén. Do đó tạo nên sự đối lập với các phần tử thiên nhiên mà ông thường đưa vào trong kiến trúc. Và cũng chính nhờ sự hoà trộn tài tình với thiên nhiên mà bêtông của ông trở nên bớt lạnh lẽo so với bản chất thực sự của nó.
Nhà Azuma ở thành phố Osaka (1976):
Thiên nhiên là phần tử quan trọng trong kiến trúc
Con người từ trước đến nay đều sống không thể thiếu thiên nhiên. Khi có kiến trúc đã nảy sinh ra hai vấn đề trái ngược. Kiến trúc là nơi trú ngụ của con người, để tránh được các thiên tai, nhưng đồng thời kiến trúc cũng tách con người ra khỏi thiên nhiên. Trong các công trình kiến trúc, các kiến trúc sư luôn mong muốn tìm lại sự liên lạc đó. Ở mỗi châu lục sự tiếp cận với thiên nhiên trong kiến trúc đều khác nhau, tuỳ thuộc vào khí hậu từng vùng. Ở châu Âu kiến trúc luôn đứng “biệt lập” trong thiên nhiên. Ta có thể thấy các lâu đài rất đồ sộ nằm ở giữa các khu rừng. Nhưng ở châu Á thì kiến trúc được “hòa trộn” cùng với thiên nhiên. Các cung đình hay lăng tẩm của các vua chúa tuy không được xây cao nhưng luôn trải rộng trên mặt bằng. Khi đi từ chức năng này sang chức năng kia đều phải đi qua các khu vườn hay các khoảng sân rộng.
- Ảnh trái : Cầu thang và cầu nối giữa hai buồng ngủ ở tầng 2. Chúng thuộc những phần tử của cuộc “hành trình” kiến trúc.
- Ảnh phải : Mặt bằng tầng 1 và tầng 2. Mặt cắt phối cảnh luôn được Tadao Ando thể hiện trong các công trình. Ở đây ta thấy rõ sự nghiên cứu về không gian và ánh sáng.
Ứng dụng vật liệu hiện đại
Cuối thế kỷ 19 vật liệu bêtông được tìm ra đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử kiến trúc. Công trình đầu tiên là khu nhà tập thể nằm tại phố Flanklin ở Paris được thiết kế bởi Auguste Perret, người thầy quan trọng của Le Corbusier.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của bêtông và thép. Vật liệu bêtông đã đưa đến cho kiến trúc một cách thể hiện mới, sự biểu hiện tự do chưa từng có từ trước. Trước thế kỷ 20 các công trình thường được thiết kế bằng gạch hoặc đá, nên tường là phần tử chịu lực chính. Để thay đổi chỗ cho một cửa đi hay cửa sổ là rất khó. Các kiến trúc sư tập trung nhiều vào phần trang trí hơn là hình khối hay kết cấu của công trình.
Tadao Ando sử dụng bêtông bởi vì nó có thể tạo được dễ dàng các hình khối và không gian khác nhau cho công trình. Ông thích bêtông hơn các vật liệu công nghiệp khác vì nó được “nhào nặn” bằng tay trên công trường, kỷ niệm của những người thợ thủ công năm xưa. Điều mà ông muốn thể hiện ở bêtông là tạo ra các bề mặt có dáng vẻ cứng rắn, các góc cạnh sắc bén. Do đó tạo nên sự đối lập với các phần tử thiên nhiên mà ông thường đưa vào trong kiến trúc. Và cũng chính nhờ sự hoà trộn tài tình với thiên nhiên mà bêtông của ông trở nên bớt lạnh lẽo so với bản chất thực sự của nó.
Nhà Azuma ở thành phố Osaka (1976):
Thiên nhiên là phần tử quan trọng trong kiến trúc
Con người từ trước đến nay đều sống không thể thiếu thiên nhiên. Khi có kiến trúc đã nảy sinh ra hai vấn đề trái ngược. Kiến trúc là nơi trú ngụ của con người, để tránh được các thiên tai, nhưng đồng thời kiến trúc cũng tách con người ra khỏi thiên nhiên. Trong các công trình kiến trúc, các kiến trúc sư luôn mong muốn tìm lại sự liên lạc đó. Ở mỗi châu lục sự tiếp cận với thiên nhiên trong kiến trúc đều khác nhau, tuỳ thuộc vào khí hậu từng vùng. Ở châu Âu kiến trúc luôn đứng “biệt lập” trong thiên nhiên. Ta có thể thấy các lâu đài rất đồ sộ nằm ở giữa các khu rừng. Nhưng ở châu Á thì kiến trúc được “hòa trộn” cùng với thiên nhiên. Các cung đình hay lăng tẩm của các vua chúa tuy không được xây cao nhưng luôn trải rộng trên mặt bằng. Khi đi từ chức năng này sang chức năng kia đều phải đi qua các khu vườn hay các khoảng sân rộng.
- Ảnh trái : Cầu thang và cầu nối giữa hai buồng ngủ ở tầng 2. Chúng thuộc những phần tử của cuộc “hành trình” kiến trúc.
- Ảnh phải : Mặt bằng tầng 1 và tầng 2. Mặt cắt phối cảnh luôn được Tadao Ando thể hiện trong các công trình. Ở đây ta thấy rõ sự nghiên cứu về không gian và ánh sáng.
Sự phát triển nhanh chóng của đô thị đã lấy mất đi của con người những khoảng không thiên nhiên quý giá. Sự quá tải của các phương tiện giao thông làm cho bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đấy cũng là điều dễ hiểu tại sao nhiều bệnh tật mới nẩy sinh.
- Ảnh bên : Mặt tiền mở hạn chế ra ngoài phố
Năm 1965 nước Nhật mở cửa, các khu nhà cao tầng mọc lên san sát thay thế các ngôi nhà cổ truyền. Sự ồn ào của đô thị mới đã làm mất đi sự yên tĩnh của cuộc sống xưa kia. Ngôi nhà Azuma nằm trong một ngõ nhỏ cùng với những ngôi nhà hẹp thấp tầng xung quanh. Giống như cách gọi theo tiếng Việt Nam những ngôi nhà “ống” này có tên là “Nagaya”. Với mong muốn tìm lại sự yên bình qua những khoảng sân thiên nhiên bên trong giống như kiến trúc cổ truyền, Tadao Ando đã có một quyết định táo bạo dành cả một phần ba diện tích ngôi nhà cho khoảng sân ở giữa. Hơn nữa mặt tiền của ngôi nhà được bịt kín chỉ để duy nhất một cửa ra vào, đó như một sự phản kháng chống lại sự ồn ào của một thành phố đang phát triển.
Đối với ông thì thiên nhiên không chỉ là cây cối mà là ánh sáng tự nhiên, gió và ngay cả mưa nữa. Khoảng sân rộng thông thẳng lên trời cho phép những người sống trong nhà được gần gũi với thiên nhiên nhất. Họ sẽ tiếp xúc với thiên nhiên mỗi khi đi từ buồng nọ sang buồng kia. Trong kiến trúc cổ truyền Nhật Bản, những khoảng vườn bên trong luôn được đặt một cách kín đáo mà ta không nhìn thấy được từ ngoài nhà. Chúng được tổ hợp với những không gian trong nhà để tạo mối liên hệ trong và ngoài. Hơn nữa các khoảng vườn này tạo những âm hưởng linh thiêng mà chúng ta thường quen gọi là Thiền!
Tầng một của ngôi nhà gồm phòng khách gần ngõ, đối diện là phòng bếp, ăn và toilet. Tầng hai có hai phòng ngủ. Điều chú ý ở đây là sự liên hệ giữa các không gian này. Cách đặt một không gian nhỏ ở lối vào tạo bước ngoặt chứ không đi thẳng vào phòng khách, và khi đi qua không gian nhỏ hẹp này ta sẽ bất ngờ thấy phòng khách sau đó tràn ngập ánh sáng từ khoảng sân bên trong. Rồi từ đó để đi đến các không gian khác ta phải đi ra ngoài sân, phía dưới hoặc phía trên cây cầu nối giữa hai buồng ngủ. Đó là cuộc “hành trình” qua những không gian khác nhau đã tạo nên sự thành công cho ngôi nhà.
- Ảnh trái : Khoảng trống nới rộng dần lên trên để lấy được ánh sáng nhiều nhất.
- Ảnh phải : Khoảng vườn yên tĩnh của kiến trúc cổ truyền Nhật Bản luôn được Tadao Ando đưa vào các tác phẩm của mình. Sự chuyển giao giữa các phần tử kiến trúc từ trong ra ngoài.
Văn phòng kiến trúc ở Oyodo (1991):
Ảnh hưởng của cá tính vào kiến trúc
Khi quan sát hình khối các công trình của Tadao Ando, ta nhận thấy rất rõ sự tổ hợp của các hình học cơ bản như một phần của hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật. Nhìn trên mặt bằng bản vẽ sự tổ hợp này mang dáng vẻ rất hình tượng, nhưng trong thực tế các phần tử kiến trúc tổ hợp với nhau cùng với sự tác động của ánh sáng đã tạo nên một không gian rất trừu tượng. Nhưng theo ông thì kiến trúc không chỉ là hình khối, ánh sáng, âm thanh hay vật liệu. Nó là sự sáp nhập lý tưởng của tất cả mọi yếu tố. Con người sẽ là phần tử thống nhất tất cả mọi yếu tố đó. Một công trình chỉ hoạt động khi con người ở trong đó. Hình khối không phải là sự tưởng tượng, hình khối sẽ kích thích sự tưởng tượng.
Đây là văn phòng thứ hai của Tadao Ando, nó được nằm trong một con phố nhỏ yên tĩnh gần trung tâm thành phố Osaka. Văn phòng có bảy tầng với hai tầng ngầm. Mặt tiền của văn phòng được mở rất ít ra ngoài phố, nhưng bên trong một khoảng trống được lấy xuyên suốt năm tầng trên mặt đất. Khoảng trống này được nới rộng dần từ dưới lên trên để có thể lấy được ánh sáng nhiều nhất ở trên mái. Tổ chức không gian bên trong văn phòng được sắp đặt xung quanh khoảng trống này.
Đối với ông thì thiên nhiên không chỉ là cây cối mà là ánh sáng tự nhiên, gió và ngay cả mưa nữa. Khoảng sân rộng thông thẳng lên trời cho phép những người sống trong nhà được gần gũi với thiên nhiên nhất. Họ sẽ tiếp xúc với thiên nhiên mỗi khi đi từ buồng nọ sang buồng kia. Trong kiến trúc cổ truyền Nhật Bản, những khoảng vườn bên trong luôn được đặt một cách kín đáo mà ta không nhìn thấy được từ ngoài nhà. Chúng được tổ hợp với những không gian trong nhà để tạo mối liên hệ trong và ngoài. Hơn nữa các khoảng vườn này tạo những âm hưởng linh thiêng mà chúng ta thường quen gọi là Thiền!
Tầng một của ngôi nhà gồm phòng khách gần ngõ, đối diện là phòng bếp, ăn và toilet. Tầng hai có hai phòng ngủ. Điều chú ý ở đây là sự liên hệ giữa các không gian này. Cách đặt một không gian nhỏ ở lối vào tạo bước ngoặt chứ không đi thẳng vào phòng khách, và khi đi qua không gian nhỏ hẹp này ta sẽ bất ngờ thấy phòng khách sau đó tràn ngập ánh sáng từ khoảng sân bên trong. Rồi từ đó để đi đến các không gian khác ta phải đi ra ngoài sân, phía dưới hoặc phía trên cây cầu nối giữa hai buồng ngủ. Đó là cuộc “hành trình” qua những không gian khác nhau đã tạo nên sự thành công cho ngôi nhà.
- Ảnh trái : Khoảng trống nới rộng dần lên trên để lấy được ánh sáng nhiều nhất.
- Ảnh phải : Khoảng vườn yên tĩnh của kiến trúc cổ truyền Nhật Bản luôn được Tadao Ando đưa vào các tác phẩm của mình. Sự chuyển giao giữa các phần tử kiến trúc từ trong ra ngoài.
Văn phòng kiến trúc ở Oyodo (1991):
Ảnh hưởng của cá tính vào kiến trúc
Khi quan sát hình khối các công trình của Tadao Ando, ta nhận thấy rất rõ sự tổ hợp của các hình học cơ bản như một phần của hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật. Nhìn trên mặt bằng bản vẽ sự tổ hợp này mang dáng vẻ rất hình tượng, nhưng trong thực tế các phần tử kiến trúc tổ hợp với nhau cùng với sự tác động của ánh sáng đã tạo nên một không gian rất trừu tượng. Nhưng theo ông thì kiến trúc không chỉ là hình khối, ánh sáng, âm thanh hay vật liệu. Nó là sự sáp nhập lý tưởng của tất cả mọi yếu tố. Con người sẽ là phần tử thống nhất tất cả mọi yếu tố đó. Một công trình chỉ hoạt động khi con người ở trong đó. Hình khối không phải là sự tưởng tượng, hình khối sẽ kích thích sự tưởng tượng.
Đây là văn phòng thứ hai của Tadao Ando, nó được nằm trong một con phố nhỏ yên tĩnh gần trung tâm thành phố Osaka. Văn phòng có bảy tầng với hai tầng ngầm. Mặt tiền của văn phòng được mở rất ít ra ngoài phố, nhưng bên trong một khoảng trống được lấy xuyên suốt năm tầng trên mặt đất. Khoảng trống này được nới rộng dần từ dưới lên trên để có thể lấy được ánh sáng nhiều nhất ở trên mái. Tổ chức không gian bên trong văn phòng được sắp đặt xung quanh khoảng trống này.
- Ảnh bên : Văn phòng được che kín bởi sách, bản vẽ và các mô hình.
Ánh sáng qua khoảng trống hắt lên bức tường là một điểm luôn được Tadao Ando tìm kiếm trong các công trình của mình. Đó là việc đưa thời gian vào không gian. Sự thay đổi ánh sáng trong ngày làm cho bức tường mất đi sự tồn tại của mình, chỉ để lại sau đó duy nhất là không gian. Tadao Ando muốn mọi người trong không gian này tập trung được tư tưởng và chính họ sẽ đem đến ý nghĩa cho khoảng không đó.
Cũng như những ngôi nhà tư nhân khác, cách thiết kế “hướng nội” này đã bộc lộ rõ cá tính của con người ông, một con người luôn sống nội tâm. Nhìn bên ngoài những công trình này ta thấy sự lạnh lùng của những mảng tường bêtông, sự lạnh lùng của một võ sĩ, nhưng phía sau đó là những khoảng sân, khu vườn gợi lên một cảm giác yên tĩnh, một sự khao khát về hoà bình đáng kinh ngạc. Đó là hai điều trái ngược trong kiến trúc của Tadao Ando đã đưa ông tìm được con đường riêng biệt của mình.
- Một góc nhìn từ chiếu nghỉ cầu thang. Tổ chức không gian bên trong được thiết kế xung quanh khoảng trống.
- Ánh sáng và bóng tối trong kiến trúc cổ truyền ảnh hưởng nhiều trong kiến trúc của Tadao Ando.
Được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, nếu ông khuyên sinh viên kiến trúc đọc sách thì quyển sách nào ông muốn giới thiệu. Ông trả lời “Học để trở thành kiến trúc sư hay học để sống ở đời đều giống nhau cả. Cả hai đều bao hàm chung một nguyên lý và một mục đích. Trước khi khuyên sinh viên đọc sách tôi sẽ bảo họ nên tản bộ và suy nghĩ. Vì nếu chúng ta được khuyên đọc một quyển sách chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quyển sách đó. Nhưng khi chúng ta suy nghĩ chúng ta sẽ xây dựng lý tưởng của chính mình. Chỉ những lý tưởng đó mới ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta. Sau đó mới đọc sách”.
Nhìn vào bức ảnh bên trong căn buồng của ngôi nhà Azuma mới được xuất bản gần đây (ảnh đầu bài), tôi nhận thấy một điều rằng trong căn buồng có vài đồ đạc đơn giản và đều đã cũ cả, chắc chủ nhà cũng không khá giả gì. Nhưng họ có một may mắn quan trọng khác, đó là khoảng sân đầy ánh sáng tự nhiên, giới hạn giữa con người và thiên nhiên hầu như bị xoá bỏ, thiên nhiên ngập tràn khắp nơi mặc dù diện tích ngôi nhà rất nhỏ. Kiến trúc đẹp không phải là tivi màn hình phẳng hay bộ salon đẹp, tất cả những thứ đó sẽ lạc mốt theo thời gian. Chính bức ảnh đã thôi thúc tôi viết bài báo này, ở đó mọi thứ trang trí phù phiếm bị xoá bỏ chỉ để lại những cái cốt yếu của kiến trúc. Kiến trúc đẹp sẽ tồn tại vĩnh cửu. Đó là cái giá trị duy nhất mà người kiến trúc sư có thể đem đến cho nhân loại.
- Ánh sáng hắt lên tường và thay đổi theo thời gian, sự liên hệ giữa không gian và thời gian
- Tadao Ando và cộng sự. Mặc dù ở trong một đất nước mà nền khoa học công nghệ rất phát triển, nhưng ông luôn vẽ bằng tay. Chỉ có những cái cốt yếu của kiến trúc mới được thể hiện.
Cũng như những ngôi nhà tư nhân khác, cách thiết kế “hướng nội” này đã bộc lộ rõ cá tính của con người ông, một con người luôn sống nội tâm. Nhìn bên ngoài những công trình này ta thấy sự lạnh lùng của những mảng tường bêtông, sự lạnh lùng của một võ sĩ, nhưng phía sau đó là những khoảng sân, khu vườn gợi lên một cảm giác yên tĩnh, một sự khao khát về hoà bình đáng kinh ngạc. Đó là hai điều trái ngược trong kiến trúc của Tadao Ando đã đưa ông tìm được con đường riêng biệt của mình.
- Một góc nhìn từ chiếu nghỉ cầu thang. Tổ chức không gian bên trong được thiết kế xung quanh khoảng trống.
- Ánh sáng và bóng tối trong kiến trúc cổ truyền ảnh hưởng nhiều trong kiến trúc của Tadao Ando.
Được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, nếu ông khuyên sinh viên kiến trúc đọc sách thì quyển sách nào ông muốn giới thiệu. Ông trả lời “Học để trở thành kiến trúc sư hay học để sống ở đời đều giống nhau cả. Cả hai đều bao hàm chung một nguyên lý và một mục đích. Trước khi khuyên sinh viên đọc sách tôi sẽ bảo họ nên tản bộ và suy nghĩ. Vì nếu chúng ta được khuyên đọc một quyển sách chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quyển sách đó. Nhưng khi chúng ta suy nghĩ chúng ta sẽ xây dựng lý tưởng của chính mình. Chỉ những lý tưởng đó mới ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta. Sau đó mới đọc sách”.
Nhìn vào bức ảnh bên trong căn buồng của ngôi nhà Azuma mới được xuất bản gần đây (ảnh đầu bài), tôi nhận thấy một điều rằng trong căn buồng có vài đồ đạc đơn giản và đều đã cũ cả, chắc chủ nhà cũng không khá giả gì. Nhưng họ có một may mắn quan trọng khác, đó là khoảng sân đầy ánh sáng tự nhiên, giới hạn giữa con người và thiên nhiên hầu như bị xoá bỏ, thiên nhiên ngập tràn khắp nơi mặc dù diện tích ngôi nhà rất nhỏ. Kiến trúc đẹp không phải là tivi màn hình phẳng hay bộ salon đẹp, tất cả những thứ đó sẽ lạc mốt theo thời gian. Chính bức ảnh đã thôi thúc tôi viết bài báo này, ở đó mọi thứ trang trí phù phiếm bị xoá bỏ chỉ để lại những cái cốt yếu của kiến trúc. Kiến trúc đẹp sẽ tồn tại vĩnh cửu. Đó là cái giá trị duy nhất mà người kiến trúc sư có thể đem đến cho nhân loại.
- Ánh sáng hắt lên tường và thay đổi theo thời gian, sự liên hệ giữa không gian và thời gian
- Tadao Ando và cộng sự. Mặc dù ở trong một đất nước mà nền khoa học công nghệ rất phát triển, nhưng ông luôn vẽ bằng tay. Chỉ có những cái cốt yếu của kiến trúc mới được thể hiện.
Tadao Ando và các giải thưởng 1979 – Giải thưởng hàng năm của viện Kiến trúc Nhật Bản 1989 – Giải vàng của học viện Kiến trúc Pháp 1985 – Giải Alvar Aalto lần thứ 5 của hội Kiến trúc sư Phần Lan 1992 – Giải Carlsberg của Đan Mạch 1994 – Giải thưởng Nghệ thuật Nhật Bản 1995 – Giải Pritzker 1996 – Giải thưởng lần thứ 8 của Hoàng gia Nhật Bản 1997 – Giải vàng học viện Hoàng gia kiến trúc Anh 2002 – Viện kiến trúc Roma, Ý trao tặng bằng danh dự |
KTS Vũ Hoàng Sơn - Giảng viên khoa kiến trúc nội thất, Geneva University of Art and Design
No comments:
Post a Comment