10.18.2009

Giới thiệu tổng quát về AutoCAD MEP

AutoCAD MEP 2010 là gì?


AutoCAD MEP là hệ thống thiết kế và hồ sơ thiết kế, cung cấp bản vẽ kỹ thuật và các thống kê cần thiết cho một dự án xây dựng các đường ống, hệ thống làm mát, sưởi ấm, thông gió, cung cấp nước, hệ thống điện dân dụng hoặc công nghiệp.


Trong AutoCAD MEP mỗi mô hình, bản vẽ kỹ thuật, khung nhìn 2D hay 3D và các bảng liệt kê đều chứa các thông tin dữ liệu của mô hình. Khi chúng ta làm việc với các khung nhìn bản vẽ và bảng liệt kê, AutoCAD MEP gom các thông tin về dự án công trình và điều chuyển các thông tin này đến các chuyên mục khác trong dự án.


Thiết kế với các đối tượng (Objects)

AutoCAD MEP là phần mềm hướng đối tượng. Khi chúng ta làm việc với ứng dụng này, chúng ta sử dụng các bộ sưu tập phong phú các đối tượng đã sản xuất ngoài thực tế trong các lĩnh vực lắp máy (mechanical), hệ thống điện (electrical), và hệ thống đường ống (plumbing). Các đối tượng này là các đoạn ống dẫn, dây cáp điện, các ống nối, các thiết bị làm mát, thông gió v.v...

Các đối tượng của AutoCAD MEP bao gồm các đoạn thẳng, cung tròn, và các đối tượng chuẩn khác của AutoCAD, nhưng chúng chứa các dữ liệu của các đối tượng thật ngoài thực tế và được biểu diễn dưới dạng 2D hoặc 3D. Các đối tượng này được thiết kế có các mối nối chuyên dụng tùy theo chức năng của chúng.

Các thuật ngữ trong AutoCAD MEP

Để sử dụng tốt phần mềm AutoCAD MEP, chúng ta phải hiểu được các thuật ngữ và khái niêm được dùng trong đó. Dưới đây là một số thuật ngữ và khái niệm chung nhất.

Project – dự án: trong AutoCAD MEP, dự án (project) là một cơ sở dữ liệu của các dữ kiện thiết kế. Trong thư mục dự án (project) chứa tất cả các thông tin thiết kế của các dữ liệu hình học và thuyết minh cho công trình.
Với các thông tin này tập trung trong dự án, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi thiết kế và các thay đổi này sẽ tự động cập nhật đến các đối tượng cùng tên tại tất cả các vị trí trong ông trình như mặt bằng tầng, mặt dứng, mặt cắt, trong các bảng liệt kê v.v...

Level- Cao độ: cao độ là vô số các mặt phẳng nằm ngang cách nhau một khoảng nào đó. Tại mỗi cao độ có chứa các thành phần như nền (Flooor), trần (ceilings) và mái (roof). Cao độ thường được dùng đế xác định các tầng theo chiều dọc của tòa nhà.
Chúng ta tạo cao độ phải gắn với chức năng của tầng trong tòa nhà ví dụ như tẩng 1, đỉnh của tường, đáy và đỉnh móng v.v.... Để đặt được cao độ, chúng ta phải mở khung nhìn mặt cắt (section) hoặc mặt đứng (elevation).

Divisions – đơn nguyên (phân vùng ): thành phần của đơn nguyên trong công trình được thể hiện trên mặt bằng tầng. Theo mặc định mỗi dự án mới trong AutoCAD MEP có một đơn nguyên. Trong qua trình thiết kế có thể thêm các đơn nguyên vào.

Constructs – bản vẽ: Bản vẽ  là thể hiện của một mô hình kiến trúc. Bản vẽ biểu diễn một đơn nguyên của tòa nhà như khối lõi, các căn hộ, hành lang.
Chúng ta gán bản vẽ cho cao độ và đơn nguyên cùng với dự án.

Elements – Thành viên: Thành viên là các khối giống nhau được dùng lại nhiều lần. Ví dụ: chúng ta tạo ra một bản vẽ bố trí các thiết bị trong bếp theo tiêu chuẩn và nó được dùng lại nhiều lần trong một hoặc nhiều khối cấu trúc khác nhau.

Views – khung nhìn: Trước khi xây dựng mô hình trong dự án và xác định cấu trúc cho các tầng và vùng, chúng ta phải tạo khung nhìn. Để tạo các khung nhìn, chúng ta phải xác định vị trí và kiểu khung nhìn. Khung nhìn sẽ tự động tham chiếu đến bản vẽ tương ứng với các cao độ của tòa nhà.

Sheets- tờ giấy: Tờ giấy là kết xuất cuối cùng của bản thiết kế, được dùng để xuất bản vẽ ra máy in.

Tại đây chúng ta có thể đưa các khung nhìn như mặt bằng tầng, mặt đứng, mặt cắt, hình trích và các thống kê kỹ thuật.

Tài liệu học tập có thể download:
AutoCAD MEP 2009.
AutoCAD MEP 2010.

No comments:

Post a Comment