Cấu trúc HDMI 1.4 |
Ngày nay, HDMI đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trên bất cứ một chiếc TV nào cho dù nó đang bị cạnh tranh rất gay gắt bởi những công nghệ khác như DisplayPort và DisplayLink. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ HDMI mới nhất là gì và nó có tác dụng như thế nào, một điều tối quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm liên quan đến hình ảnh (màn hình, máy chiếu hay card đồ họa....). Điểm nổi bật nhất của HDMI 1.4 là nó hỗ trợ thêm 3D, mở rộng không gian màu, hỗ trợ Ethernet và một số các tính năng khác. Tại sao HDMI 1.4a hoàn thành từ giữa năm mà giờ này bài viết này mới ra mắt? đó chính là vì đây thật sự là thời điểm chín muồi khi các TV 3D và máy chiếu 3D đang rầm rộ ra mắt người dùng.
Liên minh HDMI Founders (bao gồm Hitachi, Panasonic, Philips, Silicon Image, Sony, Technicolor và Toshiba) chính là nơi đưa ra các định nghĩa và tiêu chuẩn cho HDMI. Kể từ năm 2002, liên minh này đã liên tục đưa ra các bản cập nhật cho HDMI mà bản 1.4 và 1.4a là những phiên bản mới nhất. HDMI sử dụng 3 kết nối vật lý riêng biệt để truyền tải dữ liệu, chúng bao gồm Display Data Channel (DDC), Transition Minimized Differential Signaling (TMDS) và Consumer Electronics Control (CEC). DDC cho phép thiết bị “báo cáo” thông tin về hình ảnh và video để màn hình có thể tự động cấu hình nhằm đạt được độ phân giải tối ưu nhất, nó cũng là nơi xử lý các bộ mã khóa HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection) chống nội dụng lậu.
TMDS truyền tải phần tiếng, video và các dữ liệu liên quan đến chúng và tất cả những dữ liệu này đều có thể được mã hóa HDCP. Chính vì truyền tải những dữ liệu này mà TMDS đòi hỏi sự chính xác rất cao, độ rộng của dây truyền tải dữ liệu là 1/20000 inch. Tốc độ truyền tải tối đa về mặt lý thuyết của HDMI là 4,9Gb trên giây, hỗ trợ tối đa 8 kênh âm thanh (7.1).
Chuẩn HDMI 1.4 được hoàn chỉnh vào năm 2009 đã mở ra khả năng hỗ trợ 3D, cho phép tăng độ phân giải tối đa, mở rộng không gian màu, hỗ trợ thêm Audio Return Channel, mạng Ethernet và 2 kiểu kết nối mới. Chuẩn 1.4a hoàn chỉnh vào tháng 5/2010 sau đó cụ thể hóa các nội dung 3D trong game, phim và TV.
Hỗ trợ 3D:
HDMI 1.4 tiêu chuẩn hóa kiến trúc 3D khi truyền các khung hình qua giao tiếp này này, qua đó các thiết bị có thể tương tác với nhau một cách hoàn chỉnh, chẳng hạn một đầu đọc đĩa Bluray của một sản xuất A sẽ có thể làm việc tốt với một chiếc TV 3D của nhà sản xuất B.
Hầu hết các video 3D đều được truyền tải bởi 2 kênh riêng biệt, mỗi kênh cho 1 mắt khác nhau. Việc tiêu chuẩn hóa truyền tải 3D không chỉ hỗ trợ truyền tải 2 luồng dữ liệu khác nhau theo kiểu quét xen kẽ (interlaced) cả tín hiệu FullHD và 720p mà nó còn hỗ trợ hiển thị hình ảnh 2D có chiều sâu (2D+depth) hay các công nghệ theo định dạng WOWvx của các TV 3D không cần kính từ Phillips. Phương pháp này sẽ gửi các khung hình 2D và một bản đồ độ nổi đơn sắc (grayscale depth map) đến với TV để TV có thể hiểu và biến khung hình đó thành các hình ảnh nổi, tạo hiệu ứng 3D cho TV 3D không kính.
Các thiết bị nguồn phát HDMI buộc phải hỗ trợ tối thiểu một trong những định dạng sau đây: 1080p/24 (24 khung hình giây) với kỹ thuật đóng gói khung hình cho việc truyền tải film hay 720p/60 hoặc 720p/50 cho games. Tất nhiên là các thiết bị hiển thị cũng phải hỗ trợ những định dạng trên. Thêm vào đó, chuẩn HDMI 1.4a định nghĩa các kỹ thuật truyền tải khung hình mà thiết bị hiển thị buộc phải hỗ trợ: quét xen kẽ (ngang) 1080i/60 hoặc 1080i/50, trên vào dưới 720p/60 hoặc 720p/50 và cuối cùng là trên và dưới 1080p/24.
Tuy HDMI 1.4 tiêu chuẩn hóa việc truyền tải 3D, chuẩn DVI và rất nhiều thiết bị HDMI 1.3 vẫn được đưa ra các bản cập nhật để hỗ trợ kiến trúc 3D, cho phép chúng tương thích với TV dùng HDMI 1.4. Một ví dụ điển hình là chiếc máy chơi game PlayStation 3 của Sony đã có một bản cập nhật cho phép máy xem phim Bluray 3D, chơi game 3D hay hệ thống 3DTV Play của nVidia sẽ vẫn kết nối với 1 máy tính có HDMI dùng chip nVidia cho dù bạn sử dụng cần sử dụng bộ chuyển đổi DVI sang HDMI.
Tăng cường băng thông:
Khi mà băng thông của HDMI 1.3 đã đạt tới giới hạn của mình, HDMI 1.4 mở rộng nó ra để hỗ trợ độ phân giải 4Kx2K/24 (4096x2160), một độ phân giải tương đương với rất nhiều phim tại rạp chiếu. Tốc độ truyền tải tối đa về mặt lý thuyết là 10,2Gb/s. Tiếp tục truyền thống mở rộng không gian màu có từ HDMI 1.3, HDMI 1.4 lại tiếp tục hỗ trợ các không gian màu rộng ở của máy ảnh kỹ thuật số: sYCC601, AdobeRGB và AdobeYCC601. Với việc hỗ trợ những tiêu chuẩn này, bạn có thể kết nối máy ảnh với bất cứ màn hình nào mà vẫn giữ được khả năng tái tạo màu sắc như cũ. Tổ chức HDMI cũng khuyên người dùng nên chọn cáp HDMI tốc độ cao để tận dụng được hết công nghệ hiển thị cao cấp này.
Kết nối Ethernet:
HDMI 1.4 hỗ trợ mạng Ethernet 100Mb/s, cho phép kết nối bất cứ thiết bị HDMI 1.4 với mạng có dây khá dễ dàng. Các sợi cáp HDMI mới vẫn giữ cấu trúc như trước đây, kênh dữ liệu Ethernet được truyền tải thông qua DDC/CEC, HPD và Utilitys nhưng bạn sẽ cần một sợi cáp HDMI mới bởi vì mỗi sợi dây đều được bảo vệ để chống lại hiện tượng crosstalk.
Ngoài Ethernet thì kênh âm thanh Audio Return Channel cũng sẽ loại bỏ một sợi cáp audio khác. Kênh này cho phép các TV tích hợp sẵn đầu thu sóng hay các thiết bị A/V gửi tiến hiệu âm thanh đến receiver thông qua kết nối HDMI mà không cần kết nối bổ sung. Tiến trình này hoàn toàn tương thích với LipSync vốn được giới thiệu từ HDMI 1.3.
Chọn mua cáp:
HDMI 1.4 cũng giới thiệu một giao tiếp nhỏ gọn khác là MicroHDMI để thay thế cho miniHDMI trước đó. microHDMI bị loại bỏ tính năng Ethernet nhưng bù lại nó nhỏ gọn hơn rất nhiều so với HDMI gốc, kích thước chỉ tương đương với giao tiếp microUSB.
HDMI chuẩn, mini HDMI và micro HDMI |
Nguồn: Maximumpc
No comments:
Post a Comment