Dĩ nhiên là chỉ giới thiệu các phần quan trong, những phần mà bạn sẽ sử dụng rất nhiều khi dùng, còn những cái khác thì vui lòng tự nguyên cứu Chú ý nha : các bạn phải chuyển đổi file thành các file *.flp, *.zip, *.mid, *.zgr, *.rbs rồi các bạn add vào chương trình và làm dj sau khi hoàn tấc các bạn chuyển lại file *. mp3
Mở cửa sổ chính của Fl
1- Thực đơn chính của FL
2- Panel trái: nơi lưu các sample, effect........
3- Tempo: tặng giảm tempo bài nhạc (beats per minute-BPM)
4- Pat: chế độ của step sequencer / song : chế độ playlist
5- step sequencer : khu vực bạn creat beat, add chanel ( đây là khu làm việc chính)
tóm lại các bạn chỉ chú ý đến 3 phần quan trong sau
1- panel trái
2- step sequencer
3- playlist
một chú ý khác trong phần step sequencer
trên đây là sơ lượt các phần mà bạn gặp nhiều nhất trong quá trình dùng
Còn đây là tham khảo thêm
FL gồm có 5 phần chính:
1_Browser_để chọn âm thanh sample như kèn, trống đàn, sáo v.v...
2_Step sequencer_ để viết riêng dàn trống trong pattern
3_Piano roll _ để viết riêng melody cũng trong pattern
4_Playlist _dàn xếp song arrangement
5_Effect_ chỉnh sửa, biến đổi, hoặc méo mó âm thanh
Bạn hãy nhận dạng và làm quen 5 cái icon này
Phương trình làm nhạc trong FL như thế này (và đa số những software khác):
1 Mỗi dụng cụ âm thanh được viết trong 1 pattern riêng
2 Ráp những pattern đó lại thành 1 bài hát với đầy đủ intro, outro, build up, climax…….
3 Mix và hòa âm, dùng effect để trao truốt và nắn nót âm thanh. Xong render thành mp3 hoặc wav file
Phần 2 : Làm Sample cho Bassline. Viết arpegiator ...
I : Bassline
Bước 1. Vào mục Browser / Packs / Bass, sau đó kéo file tên là BASS_EfEm_C2 vào Pattern Step_sequence, đặt nó ở dưới Snare. Trong Step_sequencer sẽ hiện lên thêm 1 dụng cụ âm thanh nữa là Bass. Bấm chuột phải lên BASS_EfEm_C2 và chọn Pianoroll. Khi cửa sổ Piano roll sẽ hiện ra, chúng ta sẽ viết các node bass lên đó theo mẫu sau :
- Trên tone C5, bỏ 2 ô, viết vào ô thứ 3, nốt này sẽ kéo dài thành 2 ô. Rồi cứ tiếp tục làm vậy đến cuối cột thứ 5 dọc (Hình 1). Và nhớ rằng không nên viết qua cột này. Bạn sẽ có 1 bassline đều đặn xen kẽ mỗi nhịp trống. Kiểu bassline này, những người làm DJ gọi là offbeat baseline
Bước 2. Sau khi đã có Bassline, chúng ta cần thêm nó vào playlist. Đầu tiên, bạn ráp Bassline vô ô đầu tiên cho Pattern 2. Ô này sẽ biến thành 1 đường dài bằng 4 ô trên của Pattern 1. Bạn bấm vào nút play để nghe dàn trống và bassline cùng lúc để xem âm thanh thể hiện như thế nào.
Bước 3. Tiếp tục với việc viết lead. Trong Pattern 2 có một biểu tượng trông giống như Bass. Bạn vào Browser chọn âm thanh hợp với bài nhạc, nghe thử, rồi kéo thả vào Step_sequencer của Pattern 2. Trong Browser, vào Thực đơn Channel preset, chọn 3xOsc, kéo thanh trượt và chọn trancelead (vì file này rất phù hợp cho nhạc trance). Bấm chuột phải lên nút trancelead mà chúng ta vừa kéo thả vô trong sequencer, chọn Piano roll. Viết node nhạc theo theo ý riêng của mình nhưng những node đó phải phù hợp tone với bassline, (cái này đòi hỏi các bạn có một chút về kiến thức âm nhạc) và nên nhớ rằng không nên được viết qua cột dọc thứ 5.
II. Viết arpegiator
Bước 1. Chúng ta vào Browser / channel preset / 3xOsc / short2, kéo thả nó vào Step_sequencer. Bấm chuột trái lên biểu tượng này để làm xuất hiện hộp thọai Channel setting . Bấm chuột vào FUNC, ở chữ arpegiator chọn mũi tên chỉ lên đầu tiên. Bây giờ mở Piano roll của âm thanh short2, và viết nhạc theo ý bạn muốn làm sao cho nó hợp tông với bài nhạc). Hình 2.
Bước 2. Âm short2 chỉ là một node đơn độc, nhưng dùng apegiator đã biến thành một rhymth nhanh, ngắn và ngắt quãng rất thú vị – đây là điểm đặc trưng của dòng nhạc trance/dance. Bạn có thể tiếp tục bỏ nhiều âm thanh khác vào Step sequencer cho hợp bài nhạc của bạn. Ở đây tôi chỉ viết những âm thanh căn bản.
Bây giờ, chúng ta sao chép từng âm thanh ra mỗi Patttern riêng cho dễ phân biệt và dễ tiếp tục phát triển sau này. Pattern 2 của bạn hiện đã có: Bass, Lead, Short2. Bấm chuột phải vào Bass chọn edit / copy. Tiếp theo, mở Pattern 3 lên và paste vào trong bass. Trở lại Pattern 2, chọn delete Bass. Làm tương tự như vậy cho lead và short2. Cuối cùng, bạn sẽ có: Pattern 1_drum, Pattern 2_bass, Pattern 3_trancelead, Pattern 4_short2 (arpegiator). Tùy mỗi bài nhạc mà chúng ta sẽ làm từ 40-50 Pattern .
Cân bằng âm thanh và tạo hiệu ứng với Snare Fillin
Bước 1. Mở một Pattern trống (Pattern 5 chẳng hạn), bấm chuột vào tất cả 16 step của Snare. Đây là phần snare dẫn tới climax (nếu bạn đã nghe nhạc Trance rồi sẽ biết rõ về phần này hơn). Đọan fillin này cần giảm volume thật nhỏ rồi từ từ lớn dần. Bấm chuộtchuột phải vào nút volume của snare (nút thứ 2 gần khu vực dãy đèn nhỏ màu xanh đỏ trong pattern sequencer) chọn Edit Event, một cửa sổ volume automation sẽ hiện lên. Từ dưới góc trái, bạn kéo thẳng cây viết lên trên góc phải ở cột thứ 5
Vẽ một đường thẳng kéo từ phía dưới góc trái lên phía trên góc phải để tạo hiệu ứng âm thanh lớn dần.
Bước 2. Chúng ta sẽ dàn dựng bài hát (song arrangement). Như các bạn đã biết, trong FL Studio cứ 16 step = 4 nhịp trống = 1 pattern và cứ mỗi 4, 8, hoặc 16 patterns thì song arrangement thường thay đổi. Vậy nên các bạn hãy dàn xếp các Patterns như ví dụ dưới đây, mỗi số tượng trưng cho mỗi ô trong playlist của chúng ta.
Drum 1 2 3 _ 5 6 7 8 9101112________1718192021222324
Bass 1 2 3 4 5 6 7 8 9101112________1718192021222324
Lead ____________________131415161718192021222324
Arpegiator __5 6 7 8 9101112131415161718192021222324
Snare fill-in _______________13141516________________
Bước 3. Bạn hãy thử nghe lại bài hát trong playlist (song mode) xem sao. Kế tiếp, chúng ta cần chỉnh lại volume của mỗi âm thanh để nó nghe phù hợp với cả bài nhạc.
No comments:
Post a Comment